LỄ CƯỚI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM GỒM NHỮNG GÌ?

LỄ CƯỚI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM GỒM NHỮNG GÌ?

Đối với các cặp đôi, việc tìm hiểu về các thủ tục trong lễ cưới là điều cần thiết. Đặc biệt là đối với lễ cưới truyền thống của dân tộc Việt Nam. Vậy một lễ cưới truyền thống của người Việt sẽ gồm những gì? Các cô dâu, chú rể đã sẵn sàng để chuẩn bị chưa nào?

1.      Các nghi lễ trước ngày cưới

Đối với người Việt Nam, các thủ tục trước ngày cưới khá quan trọng và thường có khá nhiều, vì vậy mà cần phải tìm hiểu để tránh bỏ sót các nghi lễ cho một đám cưới. Các nghi lễ sẽ được chia ra thành 2 phần chính: Trước đám cưới và trong đám cưới. Vậy các nghi lễ trước ngày cưới gồm có gì?

Nghi lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ là lễ nhằm mục đích chính thức hóa mối quan hệ của 2 bạn trẻ để đi tới hôn nhân. Lễ dạm ngõ ngày nay thường chỉ đơn giản là cuộc gặp gỡ giữa hai bên gia đình. Nhà trai sẽ đến nhà gái để đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được qua lại với nhau, được tìm hiểu kỹ hơn nữa trước khi quyết định tiến tới hôn nhân. Buổi lễ này không quá cầu kỳ, phức tạp, cũng không cần lễ nạt rườm ra mà thường chỉ có cơi trầu dạm ngõ. Sau buổi nói chuyện này thì dường như người con gái đã được coi là có nơi có chốn.

Lễ dạm ngõ là lễ nhằm mục đích chính thức hóa mối quan hệ của 2 bạn trẻ để đi tới hôn nhân

Nghi lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi ở miền Nam còn được gọi là lễ Đại Đăng khoa. Người miền Nam khá xem trọng buổi lễ này nên dù đám cưới hiện đại có bỏ qua một số nghi thức nhưng lễ hỏi vẫn được giữ. Ngày này, gia đình 2 bên sẽ gặp gỡ và chính thức trở thành thông gia, đôi trai gái chính thức được se duyên nên vợ nên chồng. Lễ hỏi thì ít khi có khách mời mà chỉ là bữa tiệc dành cho người thân họ hàng của nhà trai và nhà gái.

2.      Các nghi lễ trong ngày cưới

Lễ cưới là đỉnh điểm của mọi nghi thức cưới hỏi truyền thống Việt Nam và chi tiết của việc kết hôn. Nghi thức lễ cưới đầy đủ bao gồm 2 nghi thức.

1.      Nghi lễ xin hôn

Trước giờ đón dâu, nhà gái chuẩn bị thật chu đáo để đón đoàn rước cô dâu của nhà trai. Khi đoàn nhà trai đến thì người chủ hôn sẽ vào nhà trước để ngỏ lời, khi chủ hôn nhà gái đồng ý thì đoàn rước dâu mới vào nhà và tiến hành các nghi lễ tiếp theo.

2.      Nghi lễ rước dâu

Trước khi đến nhà cô dâu, xe rước dâu sẽ dừng ở khoảng cách vài trăm mét để “chỉnh đốn đội hình” và đi bộ 1 đoạn để vào nhà. Thông thường, đi đầu là đại diện nhà trai; tiếp đến là bố chú rể, chú rể và bạn bè. Đoàn rước dâu nên có đội hình gọn nhẹ để mọi việc nhanh chóng và diễn ra thoải mái hơn.

Sau khi đã vào nhà gái và sắp xếp chỗ ngồi ổn định thì 2 bên bắt đầu giới thiệu nhau, sau đó cho phép chú rể vào rước cô dâu ra ngoài chào hai bên họ hàng. Tiếp theo sẽ thắp hương trên bàn thờ của nhà cô dâu. Khi đã đến giờ hoàng đạo thì cô dâu sẽ lên xe hoa về nhà chồng.

 

Cô dâu và chú rể sẽ cùng thắp hương trên bàn thờ gia tiên trong lễ rước dâu của ngày cưới

Tiếp theo khi về đến nhà chồng thì cũng tương tự lặp lại, cô dâu chú rể cũng sẽ thắp hương tại bàn thờ, sau đó thì mời bạn bè cũng dự tiệc cưới, chung vui với đôi bạn trẻ.

Trên đó là những nghi lễ cơ bản của một lễ cưới truyền thống của Việt Nam, các cặp đôi có thể tham khảo và chuẩn bị cho kỹ lưỡng hơn nhé!

Gửi bình luận
Tìm kiếm sản phẩm
Sản phẩm yêu thích
Giỏ hàng của bạn
Lên đầu trang
popup

Số lượng:

Tổng tiền: